Cuộc đời và ảnh hưởng Thomas_Carlyle

Nơi sinh của Thomas Carlyle, Ecclefechan

Carlyle sinh ra tại Ecclefechan trong Dumfriesshire. Cha mẹ ông cố gắng cho ông theo học tại Học viện Anna tại tỉnh Anna. Nhưng đây lại là nơi ông chịu sự bắt nạt về cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi mà ông buộc phải từ bỏ trường học 3 năm sau đó.[6] Cha ông là một thành viên của chi nhánh nhà Thờ Burgher.[7] Thuở nhỏ, niềm tin mãnh liệt của gia đình (và thậm chí là cả quốc gia) vào đức tin Calvin Calvin đã tác động sâu sắc lên tâm lý của Carlyle.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Edinburgh, Carlyle trở thành một thầy giáo dạy toán đầu tiên là tại Annan và sau đó là Kirkcaldy nơi mà ông bắt gặp và trở thành bạn thân của Edward Irving, một người theo thuyết thần bí (có một sự kiện dễ gây nhầm lẫn đó là có một người Scottland khác trùng tên với Thomas Carlyle nhưng nhỏ tuổi hơn cũng từng làm việc với Edward Irving trong nhà thờ Catholic Apostolic).[8]

Trong năm 1819-1821, Carlyle tiếp tục tham gia học tại Đại học Edinburgh. Tại đây ông đã trải qua một cuộc khủng hoảng to lớn về đức tin và ông đã có những thay đổi trong tư tưởng của mình. Những thay đổi này là điều kiện cho sự ra đời của tác phẩm "Sartor Resartus" ("The Tailor Retailored"), chính tác phẩm này đã bắt đầu đưa ông trở thành một tác gia được chú ý.

Carlyle xuất hiện dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, thậm chí nó có thể là một vết loét, chứng bệnh theo ông trong suốt cuộc đời và làm cho ông trở nên cáu bẳn, ưa tranh luận và phần nào bất mãn với cuộc đời. Phong cách văn xuôi của ông nổi tiếng cộc cằn và dùng từ rất nặng nề, càng tô đậm thêm một bầu không khí của sự tức giận.[9]

Ngôi nhà củaCarlyle tại  số 4 (bây giờ là 33) Ampton Street, London, được đánh dấu với một tấm bảng của London County Council

Tư tưởng của Carlyle chịu ảnh hưởng nặng nề từ chủ nghĩa duy tâm Đức, đặc biệt là nhà triết học Johann Gottlieb Fichte. Ông tự khẳng định mình như một bậc thầy trong văn học Đức thông qua các tiểu luận được viết trong tạp chí Fraser's Magazine và các tác phẩm dịch từ tiếng Đức, nổi tiếng nhất là cuốn tiểu thuyết "Wilhelm Meisters Lehrjahre" của Goethe. Ông cũng viết tác phẩm nói về cuộc đời của Schiller trong năm 1825.

Trong năm 1826, Thomas Carlyle kết hôn với một trí thức lớn là Jane Baillie Welsh, người mà ông đã gặp thông qua sự giới thiệu của Edmund Irving trong khoảng thời gian ông đang nghiên cứu về văn học Đức. Trong năm 1827, Ông nộp đơn cho một chân Trưởng khoa Triết học Đạo đức tại Đại học St Andrews, nhưng không được bổ nhiệm.[10]. Ông ở trong ngôi nhà của Jane tại Craigenputtock, một nông trại ở Dumfrieshire, Scotland. Ông thường viết về cuộc đời của mình tại tại Craigenputtock – cụ thể: "Không có nơi nào phù hợp cho việc sống và suy nghĩ như tại đây". Ở đây, ông đã viết một số tiểu luận đặc sắc nhất của mình và bắt đầu một tình bạn suốt đời với nhà viết tiểu luận Mỹ Ralph Waldo Emerson.

Vào năm 1831, vợ chồng Carlyles đến sống tại Luân đôn, ở một khu nhà trọ tại số 4 (nay là 33) đường Ampton, Kings Cross. Trong năm 1834, họ đến sống tại số 5 (nay là 24) Cheyne Row, Chelsea, nơi mà sau này trở thành bảo tàng tưởng niệm Carlyle. Carlyles được biết như "một nhà hiền triết của Chelsea", và trở thành một thành viên của nhóm những học giả sáng giá nhất bao gồm cả Leigh Hunt và John Stuart Mill.

Ở đây, ông hoàn thành tác phẩm "The French Revolution: A History" (gồm 3 quyển, năm 1837), một nghiên cứu lịch sử về sự bóc lột người nghèo ở Pháp và những thảm kịch khi sự sự kìm nén của đám đông bùng phát. Tác phẩm ngay lập tức thành công vang dội.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thomas_Carlyle http://www.answers.com/topic/thomas-carlyle http://www.criminalbrief.com/?p=8890 http://marshall.thefreelibrary.com/English-Literat... http://www.amacad.org/publications/BookofMembers/C... http://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=inu.30000080... http://www.poetryfoundation.org/bio/leigh-hunt http://www.dumfries-and-galloway.co.uk/people/carl... https://books.google.com/books?id=-oWYBAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=8Nvdx-4-CzoC&pg=... https://archive.org/stream/myrelationswith00stepgo...